Bybiz - Bệ phóng cho những giá trị cốt lõi

Thông Tin Tư Vấn

4 mô hình kinh doanh trong nông nghiệp và thực phẩm
Thứ năm, 11:28 Ngày 22/03/2018.

Trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới, nhiều công ty lớn và cả những công ty nhỏ đã thay đổi mô hình kinh doanh của mình. Các công ty này nhận ra rằng để trở nên cạnh tranh hơn, họ cần tạo ra những đổi mới sáng tạo đột phá thay vì đối với sản phẩm thì là những thay đổi sâu sắc về mô hình kinh doanh. Đa số các loại hình mô hình kinh doanh đột phá thường đến từ công nghệ thông tin, ví dụ như Uber hay Grab. Tuy nhiên, công ty Startlife đã nghiên cứu 4 chiến lược đổi mới sáng tạo về mô hình kinh doanh đối với lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và trình bày bên dưới.

Trước tiên cần phân loại mô hình kinh doanh

Cần một cách thức phân loại chiến lược mô hình kinh doanh cơ bản. Groeimodellen (2013)[1] đã cung cấp công cụ rất tốt: bánh xe mô hình kinh doanh, xác định 4 động lực chính:

Quan hệ và phân khúc khách hàng (hướng đến đối tượng phục vụ)

Định vị và kênh phân phối (hướng đến sản phẩm và cách thức phân phối)

Mô hình doanh thu (hướng đến cách thức thu về lợi nhuận)

Mô hình nguồn lực và đối tác (hướng đến những gì và những ai ta cần)

Để phát triển một mô hình thực sự cạnh tranh đòi hỏi một công ty phải thực sự chọn một động lực chủ yếu, trong lúc vẫn đảm bảo các yếu tố còn lại.

Cơ hội tăng trưởng từ mô hình kinh doanh có thể đến từ 3 cấp độ:

Tối ưu hóa nội lực

Đổi mới sáng tạo chuỗi cung ứng: làm việc với nhà cung ứng

Đổi mới sáng tạo hệ sinh thái, bên ngoài chuỗi cung ứng.

Hình bên dưới mô tả bánh xe mô hình kinh doanh và 4 công ty ví dụ 4 kiểu mô hình kinh doanh cơ bản.

1   Quan hệ và phân khúc khách hàng

Một ví dụ của công ty ứng dụng một trong những mô hình kinh doanh quan hệ và phân khúc khách hàng là nhà sản xuất rau củ Koppert Cress. Sản phẩm của họ có một vị đặc trưng như chanh và hoa hồi. Sản phẩm được trồng bằng thảo mộc đặc biệt, nguyên liệu từ khắp nơi trên thế giới.

Như vậy mô hình kinh doanh của họ đặc biệt như thế nào?

Koppert Cress làm việc trực tiếp và thân thiết với những đầu bếp cao cấp và khách sạn dùng rau củ nhỏ với mục tiêu phục vụ giá trị tăng thêm độc đáo cho khách hàng. Thông qua những mối quan hệ cá nhân với các khách hàng này, Koppert Cress có thể có được khả năng am hiểu sâu sắc thị trường của họ.

Rõ ràng, Koppert Cress không bỏ qua những động lực khác của mô hình kinh doanh. Thực tế, kênh phân phối và định vị là một trong những thành công khác của Koppert Cress, với một hệ thống giao nhận lô nhỏ qui mô quốc tế.

2   Định vị và kênh phân phối

Một ví dụ trong mô hình này là HelloFresh. Bằng cách cung cấp nguyên liệu làm bữa ăn trực tiếp đến tận nhà cho người dùng, để đơn giản hóa việc nấu ăn và chế biến đồ ăn tươi, HelloFresh đã nhanh chóng tạo nên vị trí thống lĩnh trên thị trường.

Sản phẩm và dịch vụ của họ (nguyên liệu bữa ăn, giao nhận tại nhà) không hẳn là mới. Tuy nhiên, HelloFresh tìm ra cách thức mới để kết hợp với sản phẩm có sẵn. Nguyên liệu được phân bổ theo một tỉ lệ đặc biệt, đa dạng hóa tối đa, và cách thức marketing một cách thông minh, khéo léo đã thu hút được đối tượng khách hàng tiềm năng.

Không chỉ dừng lại ở đó.

Động lực khác của bánh xe mô hình kinh doanh cũng được áp dụng. Chủ yếu, HelloFresh nhờ vào lợi thế cạnh tranh là công ty con của Rocket Internet, với nguồn lực và đối tác. Và mô hình doanh thu với kế hoạch đăng kí thông minh cũng giúp tăng cường tỉ lệ thu mua trở lại của khách hàng.

3. Mô hình doanh thu

Đối với các công ty nông nghiệp và thực phẩm sẽ rất khó chuyển đổi mô hình sẵn có để thu về lợi nhuận theo kiểu mô hình doanh thu. Tuy nhiên, SWIIM System, một ứng dụng quản lí nước, giúp nông dân tưới nước tiết kiệm và bền vững hơn đã làm được điều này.

SWIIM có đến 3 mô hình doanh thu khác nhau để áp dụng: 

  • Mô hình thu phí theo dịch vụ, thu trên mỗi mẫu Anh đất
  • Mô hình chia sẻ chi phí, khi SWIIM chia sẻ doanh thu thông qua nguồn nước được giữ lại
  • Cho thuê thiết bị quản lí nước thông qua một công ty con

Đằng sau mô hình này là kể cả nông dân cũng có thể tiết kiệm được chi phí. Bằng cách chuyển một phần nước của nông dân giữ lại được cho người nông dân khác, hay cộng đồng.

4   Mô hình nguồn lực & đối tác

Một ví dụ là DIY Farmbot.

Startup này đã phát triển hệ thống làm nông dễ tiếp cận, mã nguồn mở giúp nông dân trồng trọt.

Tất cả phần cứng, mã nguồn và dữ liệu đều là mở, cho phép mọi người đóng góp và phát triển. Cách tiếp cận phi tập trung hóa này giúp Farmbot thu hút được mọi nguồn lực và đối tác từ đám đông.

Những động lực khác của bánh xe mô hình kinh doanh cũng không bị bỏ qua.

Mã nguồn mở giúp Farmbot phát triển hệ thống thu hút giá trị thông minh, ví dụ mô hình doanh thu. Mô hình này có thể bán sản phẩm một cách chuyên nghiệp đến số đông khách hàng.

 

(Nguồn: Start-life)

Đăng nhập

Đăng nhập

» Quên mật khẩu

» Đăng ký thành viên mới

Tìm kiếm

Tìm kiếm