Bybiz - Bệ phóng cho những giá trị cốt lõi
Tin Tức & Sự Kiện
Quỹ Nhân ái báo Dân Trí
Mã số 3057:
Nỗi đớn đau của người phụ nữ suy thận giai đoạn cuối, 2 lần mất con
Mắc căn bệnh suy thận giai đoạn cuối đã nhiều năm nay, lại lần lượt mất đi 2 đứa con, khiến cho chị Tuyền suy sụp. Cũng vì không được chạy chữa thường xuyên, bởi gia cảnh quá đỗi khó khăn, mà tính mạng người phụ nữ thuần nông nghèo khó này trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Theo địa chỉ trên lá đơn kêu cứu, chúng tôi về xóm Trại, thôn Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội thăm gia đình chị Nguyễn Thị Tuyền. Len lỏi qua những con ngõ quanh co chật hẹp, chúng tôi dừng trước cửa một ngôi nhà nhỏ lụp xụp, bốn bề trống hoác.
- Ngôi nhà trống hoác của gia đình anh Thủy.
Hướng ánh mắt không giấu được nỗi niềm trăn trở về phía ngôi nhà, anh Nguyễn Khắc Lương, phó thôn Phú Mỹ cho biết: “Nhà của vợ chồng Thủy Tuyền đấy, trống huếch trống hoác như vậy đấy. Mưa thì dột tứ tung, nền lại thấp nên mấy hôm vừa rồi mưa to nước tràn vào trong nhà ngập đến đầu gối. Khổ thân cái Tuyền đang ốm phải chạy sang hàng xóm nằm nhờ. Vợ thì mắc bệnh nan y không biết sống chết lúc nào, đứa con còn lại duy nhất thì ốm quặt ốm quẹo nhưng không có tiền đi khám. Chồng phải bỏ hết cả công việc để chăm sóc vợ con, lại còn phải chạy qua chạy lại chăm bố tật nguyền và người mẹ bị ung thư vú …”
Chị Tuyền mắc suy thận giai đoạn cuối, vì gia cảnh quá khó khăn nên không được chữa trị thường xuyên.
Lại liên tiếp mất đi 2 đứa con, khiến chị suy sụp, sức khỏe ngày càng suy kiệt.
Nằm bẹp trên chiếc giường duy nhất trong nhà, thấy có khách đến nhưng chị Tuyền chỉ có thể hé mở đôi mắt mệt mỏi, mấp máy môi ra dấu chào khách rồi lại lại nhắm nghiền mắt lại, mồ hôi và nước mắt túa ra đầm đìa trên gương mặt xám ngoét phù nề. Dường như căn bệnh quái ác đang khiến chị Tuyền đau đớn.
Vừa bóp chân, bóp tay cho vợ anh Thủy giãi bày tâm sự với chúng tôi trong ánh mắt đầy u uất: “Vợ em mắc bệnh đến nay đã được hơn 5 năm rồi chị ạ. Lúc phát hiện ra bệnh cô ấy đang mang bầu, dù vợ chồng em đã làm theo lời bác sĩ nhưng con vẫn bỏ chúng em mà đi. Cháu mất ngay trong bụng mẹ lúc mới hơn 7 tháng thai kỳ. 2 năm sau chúng em lại vay mượn để mong thỏa ước nguyện của cô ấy là có thêm 1 đứa con. Từ lúc có thai vợ em phải nằm luôn ở bệnh viện để theo dõi, vậy mà con vẫn bỏ chúng em mà đi sau 2 ngày ra đời. Sau lần đó vợ em suy sụp hẳn, sức khỏe cô ấy suy kiệt, con không còn, chỉ còn lại nợ nần chồng chất. Nhiều lần cô ấy buồn nản muốn buông xuôi, nhưng dù thế nào thì em cũng không thể để vợ em chết, chị ơi!…”
Gánh nặng cuộc sống đè nặng lên đôi vai chàng trai trẻ: Bố thì tật nguyền, vợ mắc bệnh hiểm nghèo, rồi mẹ mắc ung thư vú
Gánh nặng cuộc sống đè nặng lên đôi vai chàng trai trẻ: Bố thì tật nguyền, vợ mắc bệnh hiểm nghèo, rồi mẹ mắc ung thư vú
Sau 2 lần sinh con không thành, cú sốc tinh thần quá lớn khiến chị Tuyền suy sụp, lại thêm các khoản nợ quá lớn. Thương chồng vất vả, một khoảng thời gian chị Tuyền giấu gia đình tự ý cắt bớt lịch chạy thận từ 3 buổi/tuần xuống 2 buổi/tuần. Một lần vừa bước chân đến cổng viện, chị Tuyền lảo đảo rồi ngã quỵ ngất xỉu, may mà được cấp cứu kịp thời chị đã giữ được tính mạng. Sau lần vợ chết hụt đó anh Thủy bỏ việc phụ hồ, trực tiếp đưa vợ lên viện. Nhiều hôm anh cố gắng đi sớm để xếp hàng xin cho vợ suất cháo từ thiện còn mình thì nhịn đói.
Ngồi lau mồ hôi cho con dâu, bác Nguyễn Thị Quý (66 tuổi) liên tục đưa vạt áo lên chấm nước mắt. Xót thương 2 đứa cháu nội yểu số, thương cô con dâu phận mỏng, thương đứa con trai nặng gánh gia đình… Nhưng bác Quý cũng đành “lực bất tòng tâm”, bởi lẽ bản thân bác cũng mắc căn bệnh ung thư vú, dù đã có chỉ định phẫu thuật. Nhưng không muốn chồng con mắc nợ thêm nữa, nên bác cắn răng chịu đựng, cầm cự mạng sống của mình bằng thuốc nam.
Giọng nghẹn lại, bác Quý cho biết: “Ông nhà tôi thì bị khuyết tật đi chẳng nổi, nên chẳng giúp được gì vợ chồng nó cả. Tôi lại phát hiện bệnh ung thư vú từ năm ngoái. Vừa rồi tôi yếu quá tưởng chết nên cả nhà nó phải vào ở cùng, nhỡ tôi có mệnh hệ nào còn có con có cháu. Mấy hôm nay vợ nó lại yếu cứ đòi về nhà để nếu chết thì được chết ở nhà. Thằng cháu 12 tuổi hôm trước đi học lại đổ máu cam, cô giáo phải đưa về nhà. Cháu bị thế rồi cả năm rồi, nhưng không có tiền lên bệnh viện trung ương khám. Gia đình chỉ đưa cháu nó đến bệnh viện huyện xin thuốc bảo hiểm rồi về...”
Trời đã về chiều, chia tay gia đình anh Thủy mà trong tôi chất chứa biết bao nỗi trăn trở: Không lẽ chỉ vì quá nghèo mà chị Tuyền đành chấp nhận buông xuôi! Không lẽ chỉ vì không có tiền, mà mong ước một lần được đưa đứa con trai duy nhất lên viện trung ương khám bệnh, anh Thủy cũng không thể?!...
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 3057: Anh Nguyễn Khắc Thủy, xóm Trại, thôn Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai, tp Hà Nội
ĐT: 0981901508
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Mã số 3055:
"Nhà tôi không khác trại tâm thần, ngày nào tôi cũng bị chúng nó đánh"
Đó là lời của bà mẹ già gần 80 tuổi Hồ Thị Sa. Ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng bà chưa hề được hưởng một ngày an nhàn vì đàn con điên, cháu dại. Sinh ra 6 người con, 2 người đã mất, 4 người còn lại đều mắc bệnh tâm thần. Bà lo khi mình chết đi thì đàn con điên, dại của bà sẽ đi đâu về đâu.
Mùa này, miền Tây cứ mưa suốt, con đường ngoằn nghèo, bùn đất vào nhà bà Hồ Thị Sa (78 tuổi) xã Thiện Mỹ, huyện Trà ôn, Vĩnh Long lại càng khó đi hơn. Khi chúng tôi vừa tới nhà bà Sa thì cơn mưa càng nặng hạt hơn. Cả nhà bà nhốn nháo lên, những người trạc tầm 50 đến 60 tuổi kêu la inh ỏi.
Nhiều năm nay, người dân ở xã Mỹ Thiện, huyện Trà Ôn này không còn lạ gì với hình ảnh khắc khổ, già nua của bà Hồ Thị Sa nuôi một đàn con tâm thần. Bà Sa đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng chưa có ngày nào được an nhàn. Căn nhà của bà không khác gì một “trại tâm thần thu nhỏ”, người dân nơi đây ví.
Hoàn cảnh bi đát của gia đình bà Sa
Bà là người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ như bao cô gái thôn quê khác, lớn lên và xây dựng gia đình ở quê. Bà hạ sinh 6 người con, hai người đã mất, bốn người còn lại ở cùng với bà đều “lớn mà không có khôn” ngây dại như những đứa trẻ. Cách đây mười mấy năm, chồng bà qua đời để lại mình bà chèo chống nuôi các con ngây dại.
Bà kể: “Sáu đứa lọt lòng đều như bao đứa trẻ bình thường, nhưng càng lớn càng mất khôn. Đứa lớn rồi tới đứa nhỏ phát bệnh, đứa thì lang thang quậy phá, đứa thì thích cười cười, nói nói. Bây giờ, đáng lẽ ra đã làm ông làm bà hết nhưng tất cả chúng đều như trẻ con, buồn quá cô ơi”!
Trong lúc trấn an những đứa con của mình không gây gổ hay lại gần làm phiền chúng tôi, bà Sa kể về những đứa con bất hạnh của bà. Bà chỉ tay vào người con đang đứng ở sau nhà, đó là Phước con trai lớn. Phước bị tâm thần nhẹ nhất trong nhà, trong làng thương nên mai mối cho anh lấy vơ. Vợ của nó cũng không được bình thường, lâu lâu đi làm cỏ thuê kiếm được ít đồng.
"Hôm nay, con dâu tôi đi làm cỏ chưa về, còn thằng Phước thì cứ ở nhà chờ vợ vậy đó". Vừa nói, vừa đưa tay ôm đứa cháu nội duy nhất vào lòng rồi bà Sa kể tiếp: “Hai vợ chồng thằng Phước cưới nhau sinh được một đứa con trai, lúc mới sinh thằng bé trắng trẻo, lanh lợi lắm cô ơi. Tui mừng vì có người sau này chăm lo cho gia đình nên đặt tên cháu là Cao Minh Thiện với mong muốn cháu nó sáng dạ, thông minh. Nhưng không ngờ nỗi đau lại ập đến khi mà cứ lớn lên hơn một chút là biểu hiện ngớ ngẩn, quậy phá".
“Nó đánh bạn không tự chủ nên đi học được lớp 1 là phải nghỉ. Ai hỏi nó tên gì nó nói nó tên “chó”. Lúc không lên cơn nó cứ quấn lấy tôi. Vậy mà lên cơn rồi nó cào cấu, đánh tôi, nhiều hôm dùng gậy đuổi chó đuổi tôi khắp nhà.”- bà Sa nghẹn ngào nói.
Kế Phước là “bé” Mỹ Huy và nay “bé” đã 54 tuổi rồi. Chúng tôi gọi bằng “bé” vì bà Huy không thích gọi bằng bà hay bằng cô. Bà Mỹ Huy hiền lành, không quậy phá nhưng mắc tật ngớ ngẩn.
Kế “bé” Mỹ Huy là anh Cao Thành (52 tuổi), anh Thành bị tật ở chân và bị tâm thần nhẹ. Hàng ngày anh lang thang ở chợ xin thức ăn thừa. Dạo gần đây, chân anh đau đi lại khó khăn hơn nên suốt ngày chỉ tìm mấy con chó ở gần nhà rồi ngồi chơi chung. Nhiều khi thấy cơ thể anh bốc mùi hôi, bà Sa tính tắm rửa cho con trai nhưng anh Thành chống cự quyết liệt.
Cô con gái út của bà Sa là chị Cao Mỹ Dung (48 tuổi). Khi gặp chúng tôi chị cười khanh khách nhưng khi được khen xinh gái chị lại tỏ ra e thẹn. Bà Sa kể: “Trong số 4 đứa con điên, tôi luôn lo nhất cho con út Dung vì nó hay chửi bới, bày trò ra phá. Chính quyền vận động giúp cho xây nhà để mấy mẹ con có chỗ ở vậy mà nó chiếm hết không cho ai ở. Nó không cho ai vào nhà mà giành để tha những thứ rác rưởi, dơ bẩn về nhà cất”.
Hiện tại, cả gia đình bà Sa sống nhờ vào tiền trợ cấp của nhà nước hơn một triệu đồng, vì thế cái ăn, cái mặc rất thiếu thốn. Mắt bà mờ, tai điếc, đi lại cũng khó khăn. “Nhiều đêm ôm đứa cháu nội mà nước mắt ướt gối. Cứ lo mai này, khi tôi lìa xa cõi đời này thì đàn con điên, cháu dại sẽ sống ra sao”, bà Sa buồn rầu kể.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Chủ tịch xã Thiện Mỹ cho biết: "Hiện nay bà Sa tuổi cao nhưng còn phải chăm lo cho 4 đứa con và cháu nội bị bệnh tâm thần, tàn tật. Chính quyền đã có chính sách hỗ trợ cho gia đình bà, cấp sổ hộ nghèo, xây nhà nhân ái, hỗ trợ cấp cho một số người có chính sách trong gia đình. Nhưng hiện tại gia đình không ai có khả năng lao động. Lúc trước, bà Sa còn làm lụng kiếm thêm nhưng giờ lớn tuổi sức khỏe yếu, không thể làm gì được. Toàn bộ gia đình sống bằng hơn một triệu đồng tiền chính sách và giúp đỡ của bà con.
Trước thực tế khó khăn của gia đình bà, chính quyền mong nhận được sự quan tâm của cộng đồng, của bạn đọc báo Dân trí và các mạnh thường quân, giúp đỡ được phần nào giúp bà”, ông Phúc hy vọng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 3055: Bà Hồ Thị Sa, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Hoặc gọi nhờ số điện thoại ông Nguyễn Văn Phúc - Chủ tịch UBND xã Thiện Mỹ 0987.557.963
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Mã số 3051:
Nhói lòng bé 2 tuổi khóc trắng đêm vì mắc bệnh tim bẩm sinh
Vừa ôm con, chị Xuân vừa lấy tay xoa ngực, bụng con rồi nói: “Nín đi con…mẹ thương, mẹ thương”, nhưng đứa trẻ ấy càng khóc gắt hơn. Không may mắc bệnh tim bẩm sinh khiến ngực cháu bé nhô ra khác thường. Chưa hết, hai chân, tay của em cũng teo tóp, co quắp nên đi lại rất khó khăn.
Căn nhà nhỏ của gia đình chị Trần Thị Xuân (SN 1981, trú xóm 13, xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) không có đồ vật gì đáng giá ngoài chiếc giường cũ kỹ. Tại góc nhà, chị Xuân ngồi trên chiếc võng, tay ôm bé Trần Thị Như Ý (SN 2016) đang khóc ngặt.
Gạt vội nước mắt, chị nói: “Vì mắc bệnh tim nên sức khỏe cháu yếu lắm. Cháu thường xuyên khóc nên chỉ có cách nằm trên võng, dùng tay xoa nhẹ lưng thì cháu mới dễ chịu”. Cũng chính vì vậy mà từ khi sinh bé Như Ý đến nay, chiếc võng cũ được xem là bảo bối trong căn nhà cũ này.
Chị Vinh chia sẻ: "Vì mắc bệnh tim nên sức khỏe cháu yếu lắm. Cháu thường xuyên khóc nên chỉ có cách nằm trên võng, dùng tay xoa nhẹ lưng thì cháu mới dễ chịu..."
Căn nhà nhỏ của gia đình chị Trần Thị Xuân không có đồ vật gì đáng giá ngoài chiếc giường cũ kỹ.
Chia sẻ về hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình, chị cho hay, hai vợ chồng có với nhau 4 mặt con, bé Như Ý là con út. Lúc sinh ra, chị đã cảm nhận được những khác thường trên cơ thể đứa con nhỏ. Cháu thường xuyên quấy khóc, khó chịu, bú kém, nôn trớ... Nghĩ con bị mệt nên chị không đưa đi thăm khám.
Khi đứa con nhỏ hơn 2 tháng tuổi, thấy hai mắt con liên tục chảy nước mắt chị mới bế con đi khám. Tại phòng khám tư, họ phát hiện cháu Như Ý bị tắc tuyến lệ. Nhưng đó chỉ là vấn đề nhỏ, nguy hiểm hơn là bác sỹ nghi ngờ cháu bé mắc bệnh tim.
Vội bế con vào Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, chị Xuân bàng hoàng phát hiện con gái mình mắc bệnh liên quan đến tim như: Thông liên nhĩ, không có dịch màng ngoài tim, hẹp van động mạch phổi. Vì không có tiền nằm viện điều trị nên sau vài ngày nhập viện, chị đành ôm con về.
Về nhà, do sức đề kháng yếu nên bé Như Ý thường xuyên đau ốm, mệt và khó thở và bị viêm phổi nặng. “Nhiều khi cháu khó thở đến mức tím tái người, khóc liên tục. Những lúc đó, tôi chỉ biết ôm con đi lòng vòng trong nhà, khi mỏi chân thì hai mẹ con đến võng nằm. Từ ngày sinh cháu đến nay, tôi hầu như không được ngủ trên giường vì hễ đặt xuống là cháu khó thở”, chị vừa nói vừa dỗ dành đứa con đang khóc gắt.
Đầu năm 2017, một bệnh viện đã về địa phương thăm khám miễn phí cho các cháu. Bé Như ý được chẩn đoán bệnh tình nặng, cần phải tiến hành mổ. Nhưng với khoản tiền gần 90 triệu đồng, anh chị không thể xoay xở được. Do vậy, dù lịch hẹn đã được sắp xếp nhưng chị đành để con ở nhà.
Hơn một năm nay, phần ngực của cháu Như Ý lồi lên rất đáng sợ. Hai bàn tay của cháu bé có dấu hiệu co lại khiến việc cầm nắm rất khó khăn. Chưa hết, hai chân của em có dấu hiệu teo lại nên đi đứng không vững.
Chị Xuân cho biết, vì hoàn cảnh nên dù thấy con khác thường nhưng gia đình chưa có điều kiện đưa đi thăm khám. Do vậy, họ vẫn chưa biết con mình đang mắc phải bệnh gì.
Cực nhọc chăm con khiến sức khỏe chị Xuân ngày càng yếu. Thân hình gầy gò, nhưng chị vẫn phải gồng gánh để cáng đáng gia đình, nuôi các con. Hai vợ chồng chỉ có vài sào ruộng bạc màu nên năm nào cũng thiếu gạo. Để kiếm thêm thu nhập, hàng ngày, tranh thủ khi con khỏe mạnh, chị lại ra cánh đồng trước nhà bắt con cua, con ốc đi bán.
Chồng chị, anh Trần Văn Kế (SN 1972) do bị thương tật ở chân nên sức khỏe bị ảnh hưởng. Mỗi khi rảnh rang công việc đồng áng, anh lại theo tốp thợ trong làng đi làm thợ hồ. Nhưng công việc bữa đực bữa cái nên thu nhập chẳng đáng là bao.
Gia cảnh khó khăn, nhiều năm liền là hộ nghèo của xã nên họ cũng không có điều kiện sửa gian nhà xuống cấp. Mới đây, vợ chồng anh mới đánh liều vay tiền để xây lại gian nhà mới. Tuy nhiên, ước mơ đó của họ đành dang dở vì gia đình đã cạn kiệt.
Ông Trần Văn Trung - Phó chủ tịch UBND xã Quỳnh Thanh xác nhận: "Hoàn cảnh gia đình chị Xuân rất khó khăn. Bệnh tình cháu Như Ý đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1.Mã số 3051: Chị Trần Thị Xuân (trú xóm 13, xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
ĐT chị Xuân: 01693.555.560
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Mã số 3050:
Mẹ mất vì ung thư, cha bị đánh chết, 2 chị em dang dở đường đến trường
Mẹ mất vì ung thư dạ dày, cha lại đột ngột ra đi cách đây gần 1 tháng để lại hai chị em Thảo đang tuổi ăn học, sống dựa vào ông bà nội già yếu nay đã gần 70 tuổi.
Hoàn cảnh khốn khó trên là gia đình của em Phạm Thị Thu Thảo (SN 2000) và em Phạm Xuân Nguyên (SN 2002, trú tại thôn Hà Tây 2, xã Điện Hòa, Điện Bàn, Quảng Nam).
Lần theo lá đơn cầu cứu của em Thu Thảo, chúng tôi tìm đến nhà khi em đang chuẩn bị bữa cơm cúng người cha vừa mới qua đời cách đây không lâu.
Bà Trần Thị Mãi (SN 1953, bà nội của chị em Thảo) không khỏi xót xa khi kể về hoàn cảnh éo le của người con trai đoản mệnh và hai đứa cháu sớm côi cút tội nghiệp.
Năm 2008, con dâu bà mất do căn bệnh ung thư dạ dày để lại hai đứa cháu thơ dại. Con trai là thợ hồ nhưng công việc cũng bấp bênh, hay đau ốm nên việc kiếm cơm cũng không dễ dàng. Cách đây hơn một tháng, trong cuộc rượu với bạn bè, con trai bà đột ngột tử vong do bị đánh.
“Kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”, nỗi mất mát quá lớn in hằn lên khuôn mặt khắc khổ của đôi vợ chồng già, hai chị em Thảo giờ mồ côi cả cha lẫn mẹ, không khí tang thương bao trùm căn nhà cấp bốn. Căn nhà vốn đìu hiu, quạnh quẽ nay càng trống trải, xập xệ.
Hai vợ chồng bà Mãi đều là thương binh, chồng bà là ông Phạm Xuân Cầm (SN 1948) thương binh loại II và bản thân bà Mãi là thương binh loại III. Để lo cho hai cháu, ngoài số tiền trợ cấp hằng tháng ông bà cũng cố gắng làm thêm ít ruộng để có gạo nấu qua ngày. Nhưng giờ đây, sức lực dần yếu cùng đau ốm liên miên do di chứng của chiến tranh dần đánh gục đôi vợ chồng già.
“Con trai tôi chết tức tưởi quá, nó hiền lành như vậy mà sao nỡ đánh chết nó. Tôi mất con, hai đứa trẻ mất cha, không đêm nào tôi chợp mắt được. Cứ tưởng khi vợ chồng tôi mất đi thì tụi nhỏ còn có cha để nương tựa, giờ thì mất hết rồi. Cháu Thảo vừa mới đậu Đại học Kinh tế Đà Nẵng, còn thằng em nó thì sắp vào lớp 11. Hai đứa hiếu học lắm, cứ mong được học đến nơi đến chốn nhưng hoàn cảnh nghèo khó vợ chồng tôi sợ không theo nổi. Bên phía ngoại, cô chú, hàng xóm và chính quyền cũng có quan tâm giúp đỡ nhưng ai sức cũng có hạn cả”- bà Mãi xót xa rơi nước mắt.
Niềm vui đỗ đại học chưa được bao lâu, Thảo lại nhận tin dữ cha qua đời. Mất cha, mất đi trụ cột vững chắc của căn nhà vốn thiếu vắng tình thương người mẹ khiến chị em Thảo càng thêm hoang mang, lo lắng.
“Ngày em nhận được tin mình đỗ đại học chưa bao lâu thì cha lại đột ngột qua đời, niềm vui chưa được trọn vẹn phải đội tang cha. Cuộc sống vốn nghèo khó nay càng thêm túng quẫn, khó khăn”- Thảo nghẹn ngào chia sẻ.
Bà Mãi cho biết thêm, hiện Thảo đang làm buồng phòng cho một khách sạn để cố gắng kiếm thêm ít tiền trang trải học phí sắp đến.
“Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng cháu Thảo luôn cố gắng học tập thật tốt, Thảo cũng làm thêm nhiều việc để dành dụm tiền đóng học phí. Đồng thời Thảo luôn động viên em trai vượt khó vươn lên, học hành đến nơi để an ủi phần nào linh hồn cha mẹ đã mất. Nhưng hoàn cảnh nghèo khó, không biết các cháu có thể cố gắng được không. Dù ngày xưa tham gia chiến tranh có gian khổ bao nhiêu tôi cũng không sợ, nhưng giờ đây khi chứng kiến nỗi đau mất mát của con cháu mà tôi thấy bất lực quá”- bà Mãi buồn bã cho biết.
Bà Tăng Thị Châu (hàng xóm gia đình em Thảo) chia sẻ: “Gia đình cháu Thảo thuộc diện khó khăn, hai chị em chủ yếu dựa vào sự đùm bọc của ông bà nội già yếu. Nghe tin Thảo đỗ đại học ai cũng mừng cho nó, nhưng niềm vui chưa tày gang thì lại đội tang cha. Hiện hoàn cảnh của chị em Thảo rất khó khăn, làng xóm có giúp đỡ người chút ít nhưng cũng không được bao nhiêu do ai ở đây cũng chẳng khá giả gì”.
Bà Mãi tâm sự về hoàn cảnh gia đình
Theo ông Lê Trung Chúng (Bí thư chi bộ thôn Hà Tây 2, xã Điện Hòa, Điện Bàn, Quảng Nam), hiện Chi bộ thôn đang cố gắng làm cho hai chị em Thảo giấy chứng nhận mồ côi để có tiền hỗ trợ hàng tháng trang trải tiền học phí và sinh hoạt. Ngoài ra, cô của Thảo cũng làm đơn xin trợ giúp từ các mạnh thường quân khắp nơi để giúp đỡ hai đứa cháu bất hạnh.
“Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp hai cháu, nhưng sức cũng ít do điều kiện hạn chế. Mong rằng qua nhịp cầu nhân ái của báo Dân Trí, những vòng tay yêu thương chia sẻ, chị em cháu Thảo có thể tiếp tục ước mơ đến trường, hỗ trợ phần nào những mất mát thiệt thòi của hai chị em”- ông Chúng chia sẻ thêm.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1.Mã số 3050: Em Phạm Thị Thu Thảo, trú tại thôn Hà Tây 2, xã Điện Hòa, Điện Bàn, Quảng Nam).
ĐT: 0972722099
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Tài khoản báo Dân Trí - bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 11 700 00 10 420
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
- Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí
Số Tài khoản : 26110002233886
Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
- Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri
Account Number : 26110370888868
Swift Code : BIDVVNVX261
Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269
Hội đồng hương Bạc Liêu – Cà Mau
Kính gửi quý mạnh thường quân !
Cháu Tô Tùng Linh 21 tuổi, quê huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu bị suy thận mãn tính giai đoạn cuối, chỉ có ghép thận mới cứu được. Rất cần cộng đồng giúp tài chính để ghép thận từ người mẹ cho. Đến nay quý mạnh thường quân đóng góp có được 198tr, hiện cần thêm khoản 200tr nửa mới đủ chi phí ghép thận. Ban Thường trực Đồng hương Bạc Liêu - Cà Mau tại thành phố Hồ Chí Minh, rất mong sự ủng hộ từ quý mạnh thường quân. Mọi sự ủng hộ để cứu cháu Linh xin chuyển vào tài khoản:
BLL DH BẠC LIÊU-CÀ MAU TAI TP.HCM 0371 0009 46994 VCB Tân Định TP. HCM. Trân trọng tiếp nhận và cảm ơn quý vị!